App flutter là gì? Hướng dẫn cơ bản cho người mới năm 2024

App Flutter

App Flutter là gì? Tại sao bạn cần học lập trình Flutter để phát triển ứng dụng đa nền tảng? Bài viết này chúng tôi sẽ cho bạn câu trả lời thỏa đáng nhất và phân tích cho bạn rõ ưu và nhược điểm của nó giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về app Flutter.

App Flutter là gì?

Flutter là ứng dụng ra đời nhằm giải quyết các vấn đề thường gặp trong mobile là Fast Development và Native Performance. Nếu như React Native chỉ đảm bảo Fast Development và code native thuần chỉ đảm bảo Native Performance thì app Flutter đảm bảo được cả 2.

Có thể nói cách khác, app Flutter là một framework giao diện người dùng mã nguồn mở miễn phí được tạo bởi Google và được ra đời vào tháng 5/2017, và đây là bộ công cụ giao diện người dùng của Google để tạo các ứng dụng đẹp, được biên dịch native cho thiết bị di động, web và máy tính để bàn từ một mã nguồn duy nhất.

Những thương hiệu lớn đã sử dụng Flutter để nâng cấp ứng dụng bao gồm: BMW, ByteDance, eBay, Alibaba Group, Google Play,…

Flutter bao gồm hai phần quan trọng:

  • SDK (Software Development Kit – Bộ công cụ phát triển phần mềm): Tập hợp các công cụ để compile code thành code máy gốc.
  • Framework (Thư viện UI dựa trên tiện ích): Tập hợp các phần tử UI có thể tái sử dụng (nút, kiểu nhập văn bản, thanh trượt,…) có thể tự cá nhân hóa theo ý muốn.

Muốn dùng app Flutter một cách hiệu trước tiên bạn phải hiểu rõ “app Flutter là gì?”.

App Flutter là gì
App Flutter là gì

Cách cài đặt App Flutter

Sau khi hiểu được ý nghĩa của app Flutter là gì, bạn có thể cài đặt nó theo 5 bước như sau:

  1. Tải Flutter từ trang chủ: https://flutter.dev/docs/get-started/install
  2. Giải nén tệp tin tải về vào thư mục bạn muốn cài đặt Flutter.
  3. Thêm đường dẫn đến thư mục Flutter vào biến môi trường PATH.
  4. Kiểm tra cài đặt bằng cách chạy lệnh Flutter doctor.
  5. Cách tạo một ứng dụng đơn giản với Flutter
Cách cài đặt Flutter
Cách cài đặt Flutter

Cách tạo ứng dụng đơn giản tại Flutter như sau:

Tạo project Flutter đầu tiên

Mở terminal/ command prompt và chạy lệnh sau để tạo một project Flutter đầu tiên: flutter create my_app

Cấu trúc project Flutter

Cấu trúc thư mục của một project Flutter bao gồm:

  • android: Chứa mã nguồn Android.
  • ios: Chứa mã nguồn iOS.
  • lib: Chứa mã nguồn của ứng dụng.
  • test: Chứa mã nguồn kiểm thử ứng dụng.

Widgets trong Flutter

Flutter sử dụng Widgets để xây dựng giao diện người dùng. Đây là một thành phần cơ bản của ứng dụng Flutter và có thể là một Widget cơ bản và có thể nhiều thành phần khác nhau. Các Widgets cơ bản bao gồm:

  • Text: Hiển thị văn bản.
  • Image: Hiển thị hình ảnh.
  • Icon: Hiển thị biểu tượng.
  • Button: Các loại nút khác nhau để tương tác với người dùng.
  • Checkbox: Cho phép chọn nhiều tùy chọn.
  • RadioButton: Cho phép chỉ chọn một trong số các tùy chọn.
  • Container: Các loại hộp chứa để định dạng vị trí, kích thước, màu sắc của các widget khác.
  • ListView: Hiển thị danh sách các widget.
  • TextField: Cho phép nhập dữ liệu vào.
Cách tạo project đơn giản
Cách tạo project đơn giản

Xem thêm: Dịch vụ hút bể phốt Hoàng Gia 154 Mỹ Đình Hà Nội

Ưu điểm và nhược điểm của App Flutter

Ngoài việc giới thiệu khái niêm”app Flutter là gì?”, chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin về ưu và nhược điểm của ứng dụng để bạn có cái nhìn tổng quan hơn trước khi quyết định sử dụng.

Ưu điểm

Với các nhà khởi nghiệp cần giới thiệu một sản phẩm ổn định trong thời gian ngắn nhất đến với các nhà đầu tư, bạn có thể cân nhắc chọn Flutter để phát triển sản phẩm MVP. Đây là 3 lí do nên chọn Flutter:

  • Tiết kiệm chi phí: Phát triển các ứng dụng đa nền tảng mà chỉ dùng một codebase nên không cần chi trả cho nhiều nhóm phát triển riêng biệt cho từng nền tảng.
  • Tối ưu hiệu quả: Sự khác biệt giữa ứng dụng gốc và ứng dụng Flutter không quá lớn.
  • Tiết kiệm thời gian: Dễ phát triển phần mềm với tốc độ nhanh nhờ vào nguồn tiện ích, packages có sẵn dồi dào và cá nhân hóa chúng để tạo UI phù hợp với tệp khách hàng.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì Flutter vẫn có một vào khuyết điểm nên cân nhắc để phát triển ứng dụng di động:

  • Không nhiều thư viện của bên thứ ba: Mặc dù Flutter có bộ widget phong phú, nhưng lại thiếu thư viện của bên thứ 3. Thư viện rất cần thiết để thêm các tính năng và chức năng của ứng dụng, vì vậy điều này cần phải xem xét nếu bạn muốn dùng mobile framework này.
  • Công cụ chưa tốt như các nền tảng khác: Công cụ cho Flutter chưa trưởng thành hoặc mạnh mẽ như các nền tảng khác, chẳng hạn như Swift trên Xcode.
  • Dart – ngôn ngữ dùng trong Flutter, không phải là ngôn ngữ lập trình được sử dụng rộng rãi: Dart là ngôn ngữ lập trình tương đối mới so với các ngôn ngữ như Java. Có lẽ đây là một hạn chế so với phần lớn developer do chỉ có số ít developer quen thuộc và có thể làm việc với Dart.
  • Kích thước ứng dụng lớn hơn: Với những tiện ích tích hợp, các ứng dụng Flutter có xu hướng có kích thước lớn hơn các ứng dụng được xây dựng với các framework khác. Nếu bạn đang phát triển cho một nền tảng có không gian lưu trữ hạn chế thì đây chính là hạn chế của app.
Ưu và nhược điểm của Flutter
Ưu và nhược điểm của Flutter

Lời kết

Hi vọng bài viết này giúp các bạn mới bắt đầu nghiên cứu về Flutter sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm “App Flutter là gì?”, và biết được cách cài đặt ứng dụng. Và một lưu ý với các bạn mới bắt đầu trước khi cài đặt app thì phải hiểu rõ “app Flutter là gì?” để sử dụng ứng dụng một cách tối ưu nhất.

Xem thêm: Báo giá thông tắc bồn cầu giá rẻ tại Hà Nội