Nhà vệ sinh thường xuyên ẩm ướt do phải tiếp xúc với nguồn nước hàng ngày. Do đó, cần phải chống thấm nhà vệ sinh thật kỹ lưỡng để giữ cho kết cấu công trình được bền lâu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về quy trình và một số cách chống thấm nhà vệ sinh đơn giản nhất trong bài viết này nhé!
Tầm quan trọng của chống thấm nhà vệ sinh
Hiện nay, nhiều người còn thờ ơ bỏ qua công tác chống thấm nhà vệ sinh bởi họ không nhận biết được tầm quan trọng của việc làm này. Hãy nên nhớ, chống thấm nhà vệ sinh là một bước rất quan trọng, quyết định đến tính thẩm mỹ, chất lượng cũng như độ bền vững kết cấu cho ngôi nhà của bạn.
Có thể thấy, đặc trưng của nhà vệ sinh là một môi trường có độ ẩm cao, thường xuyên phải tiếp xúc với nước và hóa chất trong thời gian dài. Do vậy, nếu không được chống thấm ngay từ đầu thì trong quá trình sử dụng, nhà vệ sinh sẽ rất dễ bị thấm nước, nấm mốc và rạn nứt. Càng để lâu dài, tình trạng này sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy như thấm trần nhà, thấm tường, thấm sàn… Lúc này, toàn bộ kết cấu ngôi nhà đều bị ảnh hưởng và xuống cấp một cách nhanh chóng.
Chống thấm nhà vệ sinh rất quan trọng để tăng thẩm mỹ và độ vững chắc cho công trình
Và để khắc phục và cải thiện tình trạng thấm dột này, bạn sẽ phải bỏ ra một khoản tiền không hề nhỏ chút nào. Đó là chưa tính đến quá trình sửa chữa rất phức tạp, phải tháo dỡ tất cả các thiết bị nhà vệ sinh, bồn tắm, bồn rửa, khoan, đục nền, tường,… mất rất nhiều thời gian, công sức và phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày.
Chính vì thế mà ngay từ khi mới xây, vấn đề chống thấm cho nhà vệ sinh cần phải được coi trọng và đưa lên hàng đầu để đảm bảo độ bền, vững chắc cho công trình cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí sửa chữa sau này.
Xem ngay: Bí quyết khử mùi sơn nhà mới hiệu quả, nhanh chóng
Những dấu hiệu nhận biết nhà vệ sinh bị thấm
Nhà vệ sinh bị thấm là tình trạng thường xuyên diễn ra tại các công trình. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết tình trạnh này:
- Hệ thống ống dẫn nước nhà vệ sinh bị vỡ, bị rò rỉ hoặc bị tắc.
- Tường nhà và trần nhà có dấu hiệu bị nấm mốc, loang lổ.
- Gạch, đá lát nền, lát tường nhà vệ sinh bị xuống cấp, đứt gảy, vỡ.
- Xuất hiện những mùi hôi khó chịu.
- Một vài vị trí bị rò rỉ như vòi nước, vòi hoa sen, bồn cầu, bồn tắm,…
Một số dấu hiệu dẫn đến nhà vệ sinh bị thấm nước và ẩm mốc
4 cách chống thấm nhà vệ sinh đơn giản và hiệu quả nhất
Để phòng tránh và xử lý kịp thời các trường hợp nhà vệ sinh bị thấm nước, bạn có thể sử dụng 3 cách sau đây:
Sử dụng chất chống thấm KOVA
Chất chống thấm Kova là một chất chống thấm được tổng hợp từ 2 hợp chất Acrylonitrile và Alkylsiloxan. Nó có tác dụng ngăn chặn sự thấm nước và sử dụng để chống thấm trong nhà vệ sinh rất hiệu quả.
Cách tiến hành:
- Làm sạch và tạo độ ẩm cho bề mặt
- Trộn đều sơn KOVA và xi măng với tỉ lệ 1kg xi/10L KOVA
- Dùng con lăn cọ phủ đều lên bề mặt nhà vệ sinh ít nhất là 2 đến 3 lớp và chờ qua 12 tiếng rồi mới tiến hành cắn nền lót gạch men.
Sử dụng chất chống thấm KOVA để chống thấm nhà vệ sinh
Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika
Tương tự như KOVA, Sika là một chất có khả năng chống thấm cực kỳ hiệu quả. Đây là vật liệu chống thấm gốc xi măng polyme cải tiến, 2 thành phần và được sử dụng nhiều. Sika giúp thẩm thấu và tạo liên kết màng nhanh chóng.
Cách tiến hành:
- Làm sạch và tạo độ ẩm cho bề mặt
- Trộn đều Sika vào nước theo tỉ lệ 4:1, tức là 4 bột 1 nước trong khoảng 3 đến 5 phút
- Sử dụng chổi hoặc cọ quét phủ đều trên bề mặt ít nhất 2 lớp và chờ 2 đến 3 tiếng để đảm bảo bề mặt đã khô hẳn
Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika
Chống thấm bằng Sikatop Seal 107
Sikatop Seal 107 được ứng dụng rất rộng rãi để chống thấm sàn nhà vệ sinh bởi quá trình thi công dễ dàng mà mang đến hiệu quả chống thấm lâu dài.
Cách tiến hành:
- Làm sạch và tạo độ ẩm cho bề mặt
- Trộn Sikatop Seal 107 vào nước theo tỷ lệ 4:1, tức 4 phần Sikatop Seal và 1 phần nước.
- Dùng con lăn hoặc cọ quét đều hỗn hợp trên theo định mức 2kg/m2 và chờ 2 đến 3 tiếng để đảm bảo bề mặt đã khô hoàn toàn
Có thể bạn quan tâm
Lựa chọn bể phốt gia đình bao nhiêu khối là đủ?
“Bể phốt gia đình bao nhiêu khối là đủ?” – Đây là...
Đặt bể phốt trước nhà có tốt không? 6+ Yếu tố quan trọng cần nhớ
Trong việc xây dựng nhà cửa, việc đặt bể phốt là một...
Bể phốt dưới phòng khách – Nên hay không?
Bể phốt là bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng...