Uống nhầm xăng phải làm sao – 1 số bước sơ cứu cần biết

Các tình huống thường gặp

Xăng là một chất lỏng độc hại có chứa nhiều thành phần có hại cho con người. Bởi vậy việc uống nhầm xăng phải làm sao đã trở thành một nỗi lo lắng lớn của những người không may uống nhầm xăng. Đây là một tình huống cực kỳ nguy hiểm cần phải xử lý kịp thời bằng các phương pháp sơ cứu trước khi chờ xe cấp cứu tới. Bài viết này sẽ tổng hợp 1 số cách sơ cứu cần biết khi muốn đi tìm câu trả lời cho việc uống nhầm xăng phải làm sao bạn nhé.

Xăng là gì?

Xăng là một chất lỏng vô cùng độc hại được tạo thành từ các hợp chất hydrocacbon như: metan, ankan, toluen… Nếu như ai hỏi uống nhầm xăng phải làm sao? Thì câu trả lời chắc chắn là có. Chỉ cần một lượng nhỏ xăng đi vào cơ thể đã đủ để gây hại cho con người, cụ thể là hệ thống thần kinh. Nó sẽ gây ức chế thần kinh, tạo nên cảm giác đau đầu, khó chịu, buồn nôn ở người và thậm chí còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác, nguy hiểm đến tính mạng con người.

Xăng là gì
Xăng là gì

Các tình huống thường gặp

Uống nhầm xăng phần lớn là do vô tình, không để ý. Các tình huống uống nhầm xăng thường gặp có nguy cơ cao như:

  • Các gia đình có trẻ em chưa nhận thức được sự khác nhau giữa xăng và nước ngọt, chưa nhận biết được nhãn mác. Khi khát, trẻ em thường lấy ngay chai ở khu vực gần nhất để uống.
  • Cất xăng không đúng chỗ. Nhiều gia đình thường cất trữ không đúng chỗ khi để xăng chung lẫn với các loại nước khác sử dụng trong gia đình. Điều này đã vô tình gây nên tình trạng uống nhầm xăng.
Các tình huống thường gặp
Các tình huống thường gặp

Xem thêm: Dịch vụ hút bể phốt uy tín tại Hà Nội

Uống nhầm xăng phải làm sao?

Uống nhầm xăng phải làm sao là nỗi băn khoăn của nhiều người. Đây là một điều hiếm khi xảy ra, tuy nhiên, ngay sau khi uống nhầm xăng, người uống nhầm sẽ bắt đầu có những triệu chứng như ho, ngạt thở, nôn mửa….

Khi nuốt một lượng xăng vào bụng, con người sẽ đau đầu, tức ngực và buồn nôn. Nếu từ phổi, ruột lên tới não, khả năng cao xăng dầu sẽ tác động gây nên sự hôn mê, co giật…

Bởi vậy, các bác sĩ cũng như chuyên gia khuyến cáo nên để xăng dầu ở nơi an toàn và kín đáo. Tránh xa tầm tay của trẻ em cũng như tất cả mọi người, chỉ dùng xăng dầu khi cần thiết. Cần gắn mác rõ ràng và không đựng xăng vào những chai, lọ nhựa vô cùng nguy hiểm.

Uống nhầm xăng phải làm sao
Uống nhầm xăng phải làm sao

Một vài bước sơ cứu khi uống nhầm xăng đúng cách

Uống nhầm xăng phải làm sao? Câu trả lời là phải sơ cứu đúng cách. Khi uống nhầm xăng, điều đầu tiên phải làm là gọi điện thoại báo cấp cứu cho cơ sở bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, trong khi đợi xe cấp cứu tới, hãy làm những cách sơ cứu sau đây để hỗ trợ bệnh nhân kịp thời nhất:

Bước 1: Kiểm tra tình trạng bệnh nhân

Sau khi gọi cấp cứu, đầu tiên bạn hãy kiểm tra tình trạng của bệnh nhân. Hãy trấn an người bệnh nếu họ còn tỉnh táo. Hãy bảo họ xoay đầu sang bên cạnh hoặc nghiêng người về phía trước để tránh bị sặc, nghẹn xăng.

Bước 2: Nếu người bệnh bất tỉnh

Nếu người bệnh bất tỉnh, hãy kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn của họ. Quan sát hơi thở và kiểm tra mạch đập ở cổ tay của họ. Nếu như người bệnh ngừng thở, hãy sử dụng các kỹ thuật hồi sức tim phổi theo thứ tự: Ấn tim – Thông đường thở – Hà hơi thổi ngạt.

  • Ấn tim: Hãy chọn tư thế phù hợp cạnh người bệnh. Đặt bàn tay thuận lên chính giữa 1/3 của xương ức, bàn tay còn lại đặt lên trên bàn tay trước đan xen ngón với bàn tay trước. Dùng lực từ thân và vai ép xuống vuông góc sao cho lún sâu xương ức 4-5cm. Nhấc tay và liên tục lăp lại hành động như vậy. Tối thiểu tần số ép tim là 100 lần/phút.
  • Thông đường thở: Để bệnh nhân nằm ngửa, mở miệng bệnh nhân, dùng tay móc sạch đờm hoặc dãi hoặc các dị vật có thể.
  • Hà hơi thổi ngạt: Ngửa đầu bệnh nhân bằng cách dùng tay ấn vào trán đồng thời bóp chặt mũi. Tay còn lại nâng cằm lên trên và mở miệng người bệnh. Hít sâu và thổi toàn bộ lượng khí qua miệng. Lúc này lồng ngực họ sẽ căng lên, Cả ép tim và thổi ngạt cần được thực hiện xen kẽ, cứ sau 30 lần ép tim thì thực hiện 2 lần thổi ngạt.

Bước 3: Khi bệnh nhân có thể tự hô hấp

Khi bệnh nhân còn có thể tự hô hấp và có mạch, hãy tiếp tục theo dõi cơ thể của bệnh nhân tới khi có nhân viên y tế tới.

1 số bước sơ cứu cần biết
1 số bước sơ cứu cần biết

Một số lưu ý

Khi uống nhầm xăng, nhất định không được móc họng gây nôn. Nhiều người nghĩ hành động này sẽ làm người bệnh nôn xăng ra ngoài cơ thể an toàn. Tuy nhiên, việc này sẽ làm cho xăng trong cơ thể xâm nhập nhiều hơn vào các cơ quan hô hấp và đi vào đường thở. Tình trạng sẽ trở nên nguy hiểm hơn.

Một số lưu ý cần biết
Một số lưu ý cần biết

Lời khuyên

Để không bao giờ cần phải đặt cho mình câu hỏi uống nhầm xăng phải làm sao. Bạn hãy tránh các trường hợp bất đắc dĩ uống nhầm xăng bằng cách thực hiện các hành động sau để đảm bảo:

  • Luôn đựng xăng trong những đồ đựng an toàn, có nhãn dán và để tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Không bao giờ đựng xăng trong chai lọ cũ.
  • Không cố ý uống xăng dù là vì bất cứ lý do nào đi chăng nữa.
  • Không dùng miệng hút xăng lên mà hãy dùng bơm xăng hoặc áp lực không khí để khởi động lực hút.
Một số lời khuyên
Một số lời khuyên

Tạm kết

Uống nhầm xăng phải làm sao là một câu hỏi có độ nghiêm trọng cao. Đây là một điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, điều quan trọng là hãy giữ một tinh thần bình tĩnh để giải quyết nó. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn biết cách sơ cứu khi ai đó uống nhầm xăng.

Xem thêm: Dịch vụ thông tắc cống hiệu quả, nhanh chóng tại nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *