Credential là gì? Vai trò của credential trong CV xin việc? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để cập nhật thêm thông tin và những điều thú vị về thuật ngữ credential nhé!
Credential là gì?
Credential theo nghĩa tiếng Việt là chứng chỉ, chứng nhận, cho biết bạn đã đạt được mức độ chuyên môn nhất định, hay đã hoàn thành một khóa học hoặc chương trình đào tạo nào đó. Được cấp bởi cơ sở giáo dục hay một đơn vị đào tạo sau khi kết thúc chương trình đào tạo. Có rất nhiều loại credential bao gồm: chứng chỉ, bằng cấp, chứng nhận chuyên môn, giấy ủy nhiệm, hay bất kỳ các công nhận từ các tổ chức uy tín.
Ở Việt Nam, redential rất quan trọng khi bạn đang ngồi trên ghế nhà trường. Hầu hết các trường cấp 3 đều yêu cầu bắt buộc bạn phải có chứng chỉ nghề phổ thông trước khi ra trường. Đối với trường đại học, cao đẳng yêu cầu chứng chỉ tin học, IELTS, TOIEC,.. để đủ điều kiện tốt nghiệp.
Vai trò của credential trong CV xin việc không thể phủ nhận. Bởi chúng không chỉ là một danh sách các thành tích cá nhân, mà còn là một cách để ứng viên chứng minh năng lực của mình trong lĩnh vực bạn muốn theo đuổi. Thêm vào đó, credential cũng giúp tăng tính cạnh tranh của bạn khi xin việc. Thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, có một danh sách credential ấn tượng có thể là yếu tố quyết định giữa việc bạn có được mời phỏng vấn hay không.
Phân biệt certification và credential
Certification và credential là hai từ có thể gây hiểu lầm, không chỉ vì chúng có cách đọc khá tương đồng, mà chúng còn thường được sử dụng để chỉ một điều gì đó giống nhau. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này không hoàn toàn tương đương và có sự khác biệt về ý nghĩa của chúng.
- Credential: được hiểu là một thuật ngữ tổng quát được sử dụng để áp dụng cho các thuật ngữ khác như giấy phép (license), chứng nhận (certification) và bằng chứng chỉ (certificate).
- Certification: Để có chứng nhận certification, người đó cần phải hoàn thành một khóa học hoặc pass một bài kiểm tra nào đó để chứng minh khả năng của họ, cũng như làm rõ khả năng của họ trong lĩnh vực đó. Từ “certification” có độ bao phủ rộng hơn credential, thường được trao cho những người đã hoàn thành một chương trình nào đó, không nhất thiết phải là lĩnh vực giáo dục. Ví dụ chứng nhận tham gia tình nguyện, hiến máu,..
Xem thêm: Dịch vụ hút bể phốt sạch 154 Mỹ Đình Hà Nội
Vai trò của credential trong CV xin việc không thể bỏ qua
Dưới đây vai trò của credential trong CV xin việc, giải thích lý do tại sao credential là yếu tố không thể thiếu khi tạo một CV ấn tượng:
- Ghi điểm với nhà tuyển dụng: Đây là vai trò của credential trong CV xin việc không thể bỏ qua. Credential không chỉ là danh hiệu trên giấy, mà còn là bằng chứng xác thực cho năng lực và chuyên môn của bạn trong lĩnh vực bạn muốn theo đuổi. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên có các credential phù hợp và được cấp bởi các đơn vị uy tín hiện nay.
- Gia tăng tính cạnh tranh: Trong bối cảnh thị trường lao động rất cạnh tranh hiện nay, có một danh sách các credential ấn tượng có thể giúp bạn nổi bật giữa các ứng viên khác. Credential không chỉ là một yếu tố quyết định cho việc bạn được mời phỏng vấn hay không, mà còn làm tăng cơ hội thành công của bạn trong quá trình phỏng vấn.
- Chứng nhận chuyên môn: Credential là cách tuyệt vời để bạn chứng minh chuyên môn của mình trong một lĩnh vực cụ thể. Việc sở hữu các bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn có thể làm nổi bật kỹ năng và kinh nghiệm của bạn trước mắt nhà tuyển dụng.
- Mở ra cơ hội việc làm cùng thu nhập tốt: Các credential không chỉ là về việc có được giấy tờ, mà còn là về việc mở ra cánh cửa cho cơ hội mới trong sự nghiệp của bạn. Một credential ấn tượng có thể là chìa khóa để bạn tiến xa hơn trong con đường nghề nghiệp của mình.
Vai trò của credential trong CV xin việc là rất quan trọng. Nếu bạn có các credential nổi bật và chuyên nghiệp, thì đó sẽ cơ hội để bạn định hình và phát triển sự nghiệp của mình.
Cách trình bày Credential trong CV xin việc
Tạo thành một mục riêng
Để trình bày Credential trong CV, bạn nên trình bày riêng thành một mục Chứng chỉ để liệt kê những chứng chỉ bạn có. Điều này sẽ giúp CV của bạn được đẹp mắt, rõ ràng hơn.
Xem xét mức độ phù hợp của chứng chỉ với vị trí ứng tuyển
Trung bình mỗi nhà tuyển dụng chỉ dành 6 giây để lướt qua một CV của ứng viên. Trong khoảng thời gian ngắn đó, điều quan trọng là bạn phải nhanh chóng đưa ra những điểm nổi bật và phù hợp nhất với vị trí công việc. Ví dụ, nếu bạn đang ứng tuyển vị trí Content Marketing, thì việc liệt kê chứng chỉ hành nghề Dược sẽ không có liên quan và đôi khi nhà tuyển dụng sẽ loại CV của bạn ngay lập tức.
Liệt kê các credential theo thứ tự đảo ngược
Bạn nên liệt kê các credential mới nhất và ấn tượng nhất lên đầu danh sách để nhà tuyển dụng dễ dàng nhìn thấy. Nếu chứng chỉ đầu tiên không phải là mạnh nhất hoặc phù hợp nhất, bạn có thể thay thế nó bằng chứng chỉ tốt nhất và đặt nó ở vị trí đầu tiên.
Nếu bạn đang theo học một chứng chỉ có giá trị, hãy luôn liệt kê nó vào CV và ghi lại thời gian hoàn thành dự kiến. Điều này sẽ thể hiện sự cam kết và nỗ lực của bạn trong việc phát triển kỹ năng chuyên môn.
Nên viết đầy đủ tên chứng chỉ
Đối với tên chứng chỉ, việc viết đầy đủ thay vì viết tắt sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng tra cứu và hiểu rõ hơn về nội dung của chứng chỉ đó. Đừng để việc viết tắt gây nhầm lẫn và làm mất đi sự chuyên nghiệp của CV của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể liệt kê thêm các chủ thể quan trọng sau đây:
- Tên chứng nhận (viết đầy đủ)
- Tên cơ quan hoặc đơn vị chứng nhận
- Ngày chứng nhận/ thời hạn sử dụng (nếu có)
Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về Vai trò của Credential trong CV xin việc cũng như định nghĩa Credential là gì. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích. Hãy cùng theo dõi và đón chờ nhiều bài viết bổ ích của chúng tôi nhé!
Xem thêm: Báo giá thông tắc bồn cầu giá rẻ tại Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Lựa chọn bể phốt gia đình bao nhiêu khối là đủ?
“Bể phốt gia đình bao nhiêu khối là đủ?” – Đây là...
Đặt bể phốt trước nhà có tốt không? 6+ Yếu tố quan trọng cần nhớ
Trong việc xây dựng nhà cửa, việc đặt bể phốt là một...
Bể phốt dưới phòng khách – Nên hay không?
Bể phốt là bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng...